Hòa thượng Thích Hải Tràng, thế danh Võ Văn Nghiêm, pháp danh Giác Trang, hiệu Hải Tràng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 41, sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Tân Quí, tổng Phước Điền Thượng, tỉnh Chợ Lớn. Thân phụ là cụ ông Võ Văn Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tín. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, tín ngưỡng Tam Bảo thuần thành.
Hòa thượng pháp danh Thiện Hoa, hiệu là Hoàn Tuyên, sinh ngày 07 tháng 8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh là thế danh, nên húy là Trần Thiện Hoa.
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, có thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890). Song thân của Ngài là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Vốn là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, nanh lợi, hoạt bát mang nhiều kỳ vọng của gia đình.
Hòa thượng Thích Tâm Giác, có thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định. Song thân của Ngài là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai và một gái, sinh trưởng trong một gia đình Nho phong.
Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, có thế danh là Nguyễn Văn Tài, còn có tên khác là Nguyễn Văn Sáng, bút hiệu là Xích Liên, sinh năm 1898 tại xã Long Hựu, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ngài sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống đạo Phật.
Hòa thượng có thế danh là Nguyễn Khắc Đôn, tự Đạo Thông, pháp hiệu Thích Trí Thắng, sinh tháng giêng năm Tân Mão (1891) tại thôn Lương Lộc, tổng Thiều Quang, huyện Tuy Viễn, phủ Hoài Nhơn, nay là thôn Lương Lộc, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phò, thân mẫu là cụ bà Dương Thị Lân. Ngài sinh trưởng trong một gia đình trung nông, gia giáo và sùng tín Tam Bảo.
Hòa thượng thế danh Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, hiệu Chiếu Nhiên, pháp tự Viên Giác, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tý (1911), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí hướng cách tân theo Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ).
Hòa thượng Thành Đạo, thế danh Trần Văn Đước, sinh năm Bính Ngọ tức năm 1906 tại Bến Tre, là trưởng tử của ông Trần Văn Núi và bà Đặng Thị Phiến. Gia đình Ngài thuộc thành phần nông dân, thông thạo Nho học, tín kính phụng phục thờ Phật.
Vua Minh Mạng (chữ hán 明) hay Minh Mệnh tên thật là Nguyễn Phước Đảm còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu ông sinh ngày 25 tháng 5 năm 1791 tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) và mất ngày 20 tháng 1 năm 1841. Ông là con trai thứ tư của vua Gia Long và mẹ là hoàng hậu Trần Thị Đang, thời điểm ông sinh ra là đang diễn ra chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1787).
Hòa thượng Thích Tố Liên thế danh là Nguyễn Thanh Lai, sinh năm Quí Mão (1903), tại làng Quỳnh Lôi, tổng Kim Liên, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Ngài xuất thân trong một gia đình Nho giáo, thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Định và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đào.
Ngài thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo.
Hòa thượng có pháp hiệu Thích Thiện Hòa, thế danh Hứa Khắc Lợi, sinh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn. Ngài xuất thân trong một gia đình trung lưu, thân phụ là ông Hứa Khắc Tài, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Giáp, có bảy anh em, Ngài là con út.